1. Mô Tả Thực Vật
Sả Chanh (Cymbopogon flexuosus) thuộc cây thân thảo, họ Lúa Poaceae sống lâu năm, mọc thành bụi, có chiều cao 80 cm đến trên 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá ráp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Cây Sả Chanh được trồng bằng cách tách tép sả từ những cây mẹ có độ tuổi từ 1-2 năm. Thời gian trồng Sả cho thu hoạch khoảng 06 tháng. Hàm lượng tinh dầu trong lá Sả khoảng 0.25 - 0.30%. Cây Sả Chanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và được dùng làm cây gia vị quý, phổ biến. Hiện nay Sả còn được dùng làm dược phẩm và mỹ phẩm. Ở Việt Nam Sả Chanh được trồng khắp cả nước, một số vùng đồi núi đã được quy hoạch trồng cây sả để làm nguyên liệu chưng cất tinh dầu.
Tinh dầu sả chanh chứa 80% - 85% citral và các hoạt chất khác.
2. Công Dụng - Tinh Dầu Sả Chanh Có Tác Dụng Gì?
-
Tinh dầu sả chanh có hàm lượng Citral cao(Citral A và Citral B chiếm tổng hàm lượng trong tinh dầu khoảng 80-85%), đây là chất có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm cực mạnh, chính vì vậy nếu bạn sử dụng tinh dầu sả chanh thường xuyên trong nhà sẽ giúp không khí nơi bạn ở luôn sạch sẽ, giảm tối đa các loại vi rút, vi khuẩn và luôn thơm tho, do đó giảm các khả năng bị các bệnh về hô hấp hoặc bệnh lây truyền qua đường không khí cho cả gia đình. Một số cách dùng thông dụng như xông đốt với đèn xông hoặc máy khuếch tán tinh dầu, cho vào nước cuối khi lau nhà, xịt trong gian bếp hoặc nhà vệ sinh(là các nơi chứa nhiều vi khuẩn).
-
Citral có tác dụng làm giảm huyết áp, là một thành phần của thuốc nhỏ mắt(khử khuẩn và chống viêm nhiễm).
-
Các trung tâm thông tin về thuốc trừ sâu quốc gia giải thích rằng tinh dầu sả chanh giúp xua đuổi muỗi bằng cách tỏa hương thơm để khiến muỗi khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn. Nó chỉ có tác dụng xua đuổi muỗi chứ không có tác dụng diệt muỗi, nên nó không gây hại cho muỗi hay bất cứ loại côn trùng nào, vì vậy nó an toàn cho con người.
-
Tinh dầu sả chanh (còn gọi là cỏ chanh) là một loại tinh dầu có mùi hương tươi mát, làm sống lại một cơ thể và tinh thần mệt mỏi, đuổi muỗi, đuổi côn trùng rất tốt. Giúp điều trị trí nhớ kém, trầm cảm, tuần hoàn kém.
-
Giúp giảm đau rất tốt.
-
Giúp khử mùi và làm thơm phòng.
-
Tạo sự dễ chịu cho tinh thần, có tác dụng phục hồi và nâng cao tinh thần rất hiệu quả.
-
Được các mẹ, các chị ưa thích dùng để gội đầu và chăm sóc tóc.
3. Cách Sử Dụng Tinh Dầu Sả Chanh
-
Dùng để xua đuổi muỗi: Nhỏ 5-8 giọt tinh dầu sả chanh vào đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu để hương thơm bay khắp phòng, bạn cũng có thể dùng 1 bình xịt ở khu bếp hoặc nhà vệ sinh bằng cách pha loãng tinh dầu với nước theo tỉ lệ mùi hương yêu thích(do tinh dầu nguyên chất sẽ không tan trong nước nên bạn phải lắc đều trước khi xịt). Hoặc cũng có thể dùng cồn để thay thế nước.
-
Dùng để lau nhà, giúp làm sạch vi khuẩn: Cho một vài giọt tinh dầu sả chanh vào xô nước cuối lau nhà, tùy vào diện tích và độ yêu thích hương thơm đậm nhạt mà cho vào bao nhiêu giọt tinh dầu.
-
Dùng để làm sạch các đồ dùng trong nhà: Pha loãng tinh dầu sả chanh với nước và xịt lên các khu vực như bàn ăn, cửa kính, đồ da...các vật dụng bạn muốn làm sạch và dùng khăn lau các bề mặt, bạn sẽ thấy thật sự bất ngờ về khả năng làm sạch tuyệt vời của nó. Đối với các vết dầu mỡ, keo dán cứng đầu trên tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng bạn hãy dùng tinh dầu sả chanh nhỏ trực tiếp lên khăn giấy và lau sạch. Đây là cách làm sạch cực kỳ an toàn so với các loại nước tẩy rửa công nghiệp trên thị trường.
-
Dùng để xoa bóp giảm đau cơ bắp: Pha loãng tinh dầu với một số loại dầu nền như dầu dừa, dầu oliu... rồi mát xa hoặc xoa bóp vào các bó cơ và vùng bị đau sẽ cảm thấy giảm đau đớn ngay tức khắc.
-
Dùng để hạ huyết áp, chứng đầy hơi: Cho một giọt tinh dầu sả chanh vào 1 lít trà hoặc 1 lít nước ấm để uống mỗi ngày 1 - 2 lần, phải đảm bảo loại tinh dầu bạn đang dùng thực sự tự nhiên, nguyên chất 100% mới có thể dùng được trong thực phẩm.
-
Làm mọc tóc và dưỡng tóc xơ chẻ ngọn: sau khi gội đầu nhỏ 2 giọt tinh dầu sả chanh (kết hợp thêm với 2 giọt tinh dầu hương nhu và 2 giọt tinh dầu vỏ bưởi để tăng hiệu quả) vào khoảng 20 ml - 30ml nước sạch thoa đều hoặc xịt hỗn hợp vào vùng da đầu bị hói, rụng tóc và cả mái tóc, nên massage chân tóc, da đầu khoảng 5 - 10 phút. Không xả nước làm trôi mất tinh dầu. Bạn sẽ thấy rất nhẹ đầu và thư thái do mùi hương tươi mát lưu lại trên mái tóc.
-
Khử mùi thuốc lá, xua đuổi muỗi: để mở nắp lọ tinh dầu sả chanh trong nhà vệ sinh sẽ khử hết mùi hôi, đuổi ruồi muỗi. Chấm 1 chút tinh dầu sả chanh vào quần áo, tay, chân sẽ tránh bị muỗi đốt (không áp dụng cách này với những ai có làn da nhạy cảm). Nên dùng đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán để khuếch tán tinh dầu tốt nhất trong phòng giúp khủ mùi thuốc lá, khử mùi phòng và đuổi muỗi tốt hơn.
-
Pha dầu massage hoặc pha vào nước tắm: Tinh dầu Sả chanh có thể hỗ trợ trị bệnh da sần vỏ cam, vấn đề tiêu hóa, làm thuốc lợi tiểu, các bệnh nhiễm trùng, căng thẳng, giãn dây chằng. Vì vậy bạn có thể pha vài giọt tinh dầu sả chanh tùy vào vùng bạn muốn massage, 1 phần cơ thể hay toàn thân với dầu nền (dầu dừa, dầu oliu...), sau đó massage nên da. Hoặc pha cùng nước để tắm, ngâm bồn tắm.
-
Dùng cùng kem hoặc kem dưỡng da: Khi được thêm vào một loại kem hoặc kem dưỡng da, tinh dầu Sả chanh giúp làm hết da sần vỏ cam, cũng như cân bằng da, làm thoáng lỗ chân lông bị bít và giúp giảm mụn trứng cá. Khử trùng rất hữu ích trong việc điều trị chân của vận động viên bị xây xát và, cũng khử trùng và góp phần điều trị hiệu quả trong một số trường hợp bị nhiễm nấm.
-
Dùng để xông sau khi cảm, sốt, ốm: 2 giọt tinh dầu vỏ chanh, 2 giọt tinh dầu sả chanh, 1 giọt tinh dầu hương nhu, 2 giọt tinh dầu vỏ bưởi, 1 giọt tinh dầu hoắc hương, cho vào nồi nước xông hơi nóng, trùm kín người và hít để vã mồ hôi toàn cơ thể, bạn sẽ thấy rất nhẹ người.
Tinh dầu sả chanh có thể được mix – pha trộn cùng với các loại tinh dầu sau: húng quế, cam hương, tuyết tùng, tiêu đen, cây bách, thì là, xô thơm, phong lữ, gừng, bưởi, oải hương, cam, chanh, hoắc hương, hương thảo, tràm trà, xạ hương và ngọc lan tây.
4. Một số mẹo vặt
-
Người lớn: trị đau nhức, chuột rút, co thắt cơ bắp: Pha 5 giọt tinh dầu sả chanh vào 10ml dầu nền và massage lên trên vùng cần điều trị. hoặc massage lên vùng bụng để hỗ trợ tiêu hóa.
-
Chữa đau chân cho các vận động viên điền kinh :
5 giọt tinh dầu sả chanh
5 giọt tinh dầu vỏ chanh
10 giọt tinh dầu sả hoa hồng
5 giọt tinh dầu đàn hương
5 giọt tinh dầu tràm trà hay còn gọi là tinh dầu cây trà
5 giọt tinh dầu hoắc hương
Pha chế vào một lọ thủy tinh kín, tối màu và 20 ml dầu lô hội dùng 4 lần hàng ngày.
-
Pha nước ngâm chân: thêm khoảng 10 giọt tinh dầu Sả chanh vào 2 hoặc 3 lít nước ấm trong một chiếc chậu nhỏ. Khuấy đều và ngâm đôi chân của bạn trong nước ít nhất 20 phút.
-
Thêm một vài giọt tinh dầu Sả chanh vào nước tắm. Tinh dầu Sả chanh là một chất khử trùng thích hợp để sử dụng cho các loại nhiễm trùng da, thường là để rửa hoặc chườm, và đặc biệt hiệu quả trên nấm ngoài da và vết lở loét bị nhiễm trùng. Trong thực tế, nghiên cứu cho thấy nó có hiệu quả chống lại nhiễm trùng tụ cầu khuẩn.
-
Khi thêm vào dầu xả tóc, nước rửa mặt, hoặc giấm, nó hỗ trợ trị tóc nhờn và mụn trứng cá bằng cách giảm lượng dầu tiết ra. Thêm 12 giọt tinh dầu Sả chanh vào 30ml giấm táo và thoa hoặc xịt vào khu vực bị ảnh hưởng
Bạn có thể phun dung dịch này cùng nồng độ như trên trong không khí, trên mặt tủ, hoặc dọc theo bức tường và sàn nhà để ngăn cản cuộc xâm lược của côn trùng và nấm mốc.
5. Lưu ý
-
Bảo quản tinh dầu ở nơi thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp, trong lọ thủy tinh kín, tối màu.
-
Ngừng sử dụng khi phát hiện có mùi, màu sắc lạ.
-
Không để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với mắt và vùng da nhạy cảm.
-
Không bôi tinh dầu trực tiếp lên da vì tinh dầu có tính nóng dễ làm bỏng rát da.
-
Toàn bộ thông tin trên đây của chúng tôi đều được lấy từ hầu hết các nguồn tài liệu và trang web đáng tin cậy và uy tín trên thế giới. Tuy nhiên mọi thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và nên được hiểu như một khuyến cáo, việc xác định vẫn là ở trải nghiệm của người dùng cuối cùng. Chúng tôi khuyến cáo mạnh mẽ cho các thử nghiệm quy mô nhỏ trong phòng thí nghiệm cho mục đích đánh giá, trước khi sử dụng thương mại hoặc sản xuất. Mọi vấn đề liên quan đến việc chữa bệnh hay thực phẩm nên được thông qua ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia