1. Mô Tả Thực Vật
Cây Hồi (Illicium verum) là cây nhỡ, cao khoảng 2 - 6m, thân thẳng to, cành nhẵn, dễ gãy, lúc non màu lục nhạt sau chuyển thành màu xám. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, cánh hoa màu trắng ở phía ngoài, màu hồng ở phía trong. Quả hồi (dân gian thường gọi nhầm thành hoa hồi) gồm có 6-8 đại (cánh), có khi nhiều hơn, xếp thành hình sao, đường kính trung bình 2,5 - 3cm, lúc tươi có màu xanh, khi chín khô cứng có màu nâu hồng. Hạt nhỏ hình trứng, nâu nhạt, nhẵn bóng, nằm ở chính giữa mỗi đại khi nứt làm hai.
Trên thế giới, cây hồi hầu như chỉ có tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc và ở Việt Nam. Trong đó, cây hồi ở Lạng Sơn - Việt Nam cho chất lượng vào loại tốt nhất thế giới. Hiện nay cây hồi ở Lạng Sơn đã trở thành một đặc sản của Việt Nam. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quả hồi và tinh dầu hồi hàng đầu thế giới. Mỗi năm có hai mùa thu hái quả chín vào tháng 7-9 và tháng 11-12. Quả được phơi khô để chế biến gia vị hoặc cất giữ để chiết xuất tinh dầu.
2. Công Dụng
-
Hồi đã được sử dụng là gia vị và làm thuốc từ khoảng 3.000 năm trước đây. Quả hồi hoặc tinh dầu Hồi được sử dụng rộng rãi làm gia vị trong chế biến thực phẩm..Hồi còn được sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt, bánh kẹo.
-
Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản Hồi được coi là vị thuốc có vị cay, tính ấm, hương thơm vào 4 kim can, thận, tì, vị, có tác dụng trừ hàn, kiện tỳ, khai vị, tiêu thục, sát trùng...
-
Tây y: tinh dầu Hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột, dùng chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, gây trung tiện, giúp tiêu hóa, giảm đau, khử đờm...
-
Tinh dầu Hồi có mùi đặc trưng, tinh dầu Hồi được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày trong nươc dùng phở, dùng ướp thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm.. tinh dầu hồi có tác dung kháng khuẩn, ở nồng độ thấp ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao...
-
Khi bị ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng hoặc các bệnh tiêu hóa - Lên cơn hen xuyễn ngột thở, xoa dầu vào ngực cổ họng hoặc bụng tùy theo vùng đau. Đau đầu thì 2 bên thái dương và hòa vào nước sôi có 1 - 2 thìa đường từ 2 đến 3 giọt để uống
-
Hạn chế bệnh tật, ngừa ung thư.Trước khi đi ngủ hòa với nước sôi 5 - 10 giọt để xông ngửi.Có thể chữa các bệnh về hô hấp, bệnh tiêu hóa, ngủ ngon giấc
-
Trường hợp bị thấp khớp thì xoa dầu vào 2 đầu gối, 2 khuỷu tay. Hòa từ 15 - 20 giọt dầu vào 01 lít nước để ngâm chân
-
Chữa khó tiêu
-
Trị ho gió, cảm lạnh
-
Trừ đờm
-
Trị nôn mửa
-
Diệt khuẩn trong không khí mạnh
-
Tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn đường ruột
-
Làm giảm độ co thắt cơ trơn
Ngoài ra tinh dầu hồi còn có rất nhiều tính năng phòng chống và điều trị bệnh.
3. Cách Dùng
-
Tĩnh tâm : Nhỏ 3 giọt tinh dầu nguyên chất hồi vào máy khuếch tán phòng, hít sâu và tập vài động Yoga nhẹ nhàng lấy lại thư thái.
-
Cho 1-3 giọt tinh dầu hồi vào cốc nước nóng (cỡ ly rượu), thêm đường cho dễ uống có thể chữa cảm cúm, cảm lạnh, thư giãn tốt, chữa đau bụng và các bệnh tiêu hóa
-
Dùng massage khi kết hợp với dầu nền (dầu dẫn) và các tinh dầu khác
-
Dùng thăng (tỏa) tinh dầu vào không khí bằng đèn chuyên dụng, diệt khuẩn hiệu quả, phòng một số bệnh thông thường.
4. Lưu ý
-
Không để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với mắt và vùng da nhạy cảm.
-
Bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trong lọ thủy tinh kín, tối màu.
-
Ngừng sử dụng tinh dầu khi phát hiện có mùi và màu sắc lạ.
-
Đối với ai có làn da nhạy cảm thì không nên dùng tinh dầu, hoặc nên pha loãng ở nồng độ thấp để mát xa.